Thách thức xu hướng làm đẹp mới với cẩm nang bấm khuyên toàn cơ thể

Cùng khám phá mọi thứ về những kiểu bấm khuyên trên cơ thể và cách chăm sóc sau khi bấm lỗ nhé!

Dưới đây là “tất tần tật” những hướng dẫn để giúp bạn có một sự chuẩn bị tốt nhất khi quyết định xỏ, từ khâu chuẩn bị cho đến cách chăm sóc sau khi xỏ và cơn đau.

Bước chuẩn bị vô cùng quan trọng
Cũng giống như bất kỳ sự biến đổi nào trên cơ thể, hãy xác định xem đây có phải là điều mà bạn thực sự muốn hay không, bất kể là xỏ khuyên ở chỗ nào.

Ngay cả khi quyết định của bạn là bất chợt, hãy bước vào salon thật tự tin với tinh thần thoải mái giống như những khách hàng bình thường khác. Nếu không, bạn có thể sẽ hối tiếc về việc đó. Chắc chắn rằng bạn có thể loại bỏ nó, nhưng cũng khiến lãng phí tiền bạc và thời gian. Ngoài ra, bạn sẽ không có sự lựa chọn khác ngoài việc đối mặt với cơn đau.

Bạn nên ăn những món tốt cho sức khỏe và không sử dụng chất có cồn trước khi xỏ khuyên. Bởi nếu cơ thể không ở trong tình trạng tốt nhất thì việc xỏ khuyên chỉ làm bạn đau và khó chịu hơn. 

Đối với việc tìm kiếm một thợ xỏ khuyên uy tín thì những lời bình luận, giới thiệu là điều bạn cần quan tâm đến. Một vài người thợ sẽ được cấp bằng dù xỏ khuyên không phải là thế mạnh của họ, hoặc cũng có thể họ là thợ thực tập viên tại cửa hàng. Dù vậy cách đánh giá chuẩn xác nhất là thăm dò ý kiến những khách hàng mà họ đã làm qua. Vì những lời truyền miệng sẽ giúp ích rất nhiều đấy.

Cơn đau là chuyện bình thường
Một trong những sai lầm phổ biến nhất mà bạn có thể mắc phải đó là hỏi những người đã từng xỏ khuyên rằng việc đó có đau hay không. Do cơ địa của mỗi người khác nhau, vì vậy cơn đau thấm thía lần đầu có thể chỉ nhói như một cú véo nhẹ cho lần xỏ tiếp theo. Nói chung, chỗ xỏ khuyên ít đau đớn nhất có lẽ là 2 dái tai vì ở đó tập trung ít dây thần kinh hơn những nơi khác. Đồng thời, không có phần nào khác trên cơ thể có thể gây ra nhiều biến chứng như vị trí này, bởi vì chúng ta vô tình liên tục cọ xát nó trong khi ngủ và khi sử dụng điện thoại di động. 

Ngực và bộ phận sinh dục là những vùng xỏ khuyên gây đau đớn nhất, vì chúng hoàn toàn trái ngược với thùy tai: cực kì nhạy cảm, tập trung nhiều mạch và nơ ron thần kinh. Hãy nhớ rằng mỗi cơ thể có mức độ chịu đau khác nhau, và mong muốn xỏ khuyên của bạn đủ lớn để có thể giúp bạn chịu đựng cơn đau hay không. Bên cạnh đó, nếu bạn có một sự chuẩn bị tốt bằng cách không uống rượu và ăn thực phẩm lành mạnh, cơ thể sẽ ở trong trạng thái tốt nhất và nó sẽ không hề đau như bạn nghĩ.

 

Cách chăm sóc luôn ảnh hưởng rất lớn
Một khi bạn đã thực sự xỏ lỗ thì việc giữ nó sạch sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình hồi phục. Mặc dù hầu hết các cửa hàng sẽ khuyên dùng nước muối sinh lí để vệ sinh, nhưng bạn nên sử dụng các phương pháp tự nhiên hơn, chẳng hạn như muối biển hoặc nước. Hãy hòa tan một ít muối biển vào cốc nước và vệ sinh 3 lần trong ngày ở vị trí xỏ khuyên. Thời gian vết thương lành phụ thuộc rất nhiều vào vị trí xỏ khuyên.

Đây là phân tích chung về thời gian lành lặn ở những vị trí thường xỏ khuyên:

Dái tai: 2 tháng

Sụn tai: 4 tháng
Lỗ ở phần cứng là đau nhất và gây nhức nhẹ. 

Lông mày: 2-3 tháng
Đây là vị trí thường xỏ khuyên tròn. Và nếu nó không tạo thành một nếp gấp, điều này đồng nghĩ với việc phần lông mày của bạn sẽ bị sưng lên và rất khó để lành lại.

Cánh  mũi: 4 tháng
Hãy bắt đầu gắn một đinh tán thay vì xỏ vòng vì chúng khó lành hơn. Các mô thường có xu hướng ngậm vật thể lạ vào khi chúng lành, khuyên tròn thường sẽ không giúp chúng liền lại.

Vách ngăn mũi: 6-8 tuần
Trái ngược với suy nghĩ phổ biến của nhiều người, xỏ khuyên ở vị trí này sẽ gây đau hơn một ít.

Lưỡi: 4-6 tuần
Bộ phận này sẽ sưng trong một vài ngày đầu và khiến bạn cảm thấy bất tiện khi ăn. Tuy nhiên, bạn thực sự cần phải chịu khó một thời gian vì nó sẽ rất đau đấy. Phải cố gắng ăn thật ngon miệng và nó sẽ tốt hơn sau một tuần.

Miệng: 2-3 tháng
Có một loạt các xâu khuyên bạn có thể xỏ xung quanh miệng, bao gồm khuyên trụ dài ở (nhân trung), khuyên vòng tròn ở (môi dưới), và khuyên nốt ruồi (bên trái của môi trên). Mức độ đau ở đây là tương đối, nhưng việc ăn uống lành mạnh và vệ sinh bằng nước muối sinh lí thường xuyên sẽ làm tăng tốc độ lành lặn. Điều quan trọng là bạn nên bắt đầu với đồ trang sức bằng thanh dài hơn để da mau lành lại. Một khi lỗ đã lành bạn có thể thay đổi dạng xỏ khuyên nếu muốn. 

Da: nhiều vị trí
Những vị trí xỏ phổ biến nhất thường trên gương mặt, ở ngực và gáy chỉ là xỏ tạm thời. Có nghĩa là những lỗ này không bấm qua thịt mà chỉ xuyên qua một phần mô da tạo thành lỗ nhỏ trên da. Đây là kiểu xỏ khuyên nhanh lành nhất.

Belly: 4-6 tháng
Giống như lông mày, nút bụng của bạn nên được luồn sâu bên trong (không lồi ra ngoài) để tránh lộ phần khuyên quá nhiều.

Bộ phận sinh dục: 3 tháng
Khuyên thường được xỏ ở phần thịt ngoài âm đạo, không bấm ở âm hạch. Vị trí này sẽ mai lành lại trong khoảng thời gian ngắn vì chúng thường được che lại bởi quần áo nên không dễ bị nhiễm trùng. Một thợ xỏ lành nghề sẽ giúp bạn chọn khuyên cong như một món trang sức. Nếu bạn muốn thay đổi hoặc mong muốn đeo khuyên lâu dài hơn, hãy tìm đến những thợ xỏ chuyên nghiệp.

Nhiễm trùng là chuyện bình thường
Một cách khác để đảm bảo rằng vị trí xỏ khuyên không bị nhiễm trùng trong quá trình lành lại, đó là hãy đảm bảo rằng đồ trang sức bạn chọn có chất lượng tốt nhất. Rất nhiều studio cao cấp sử dụng đồ trang sức từ các nhà cung cấp có uy tín như Body Vision LA, Anatametal hoặc bất cứ nơi nào cung cấp khuyên cấy titan cao cấp.

Bạn cũng không nên quá lo lắng khi đến những nơi uy tín, vì họ đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc này. Nếu xảy ra nhiễm trùng, bạn sẽ nhìn thấy dịch mủ. Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn giữa sự tiết dịch mủ và nhiễm trùng vì dịch mủ là dĩ nhiên. Chúng chỉ là sự kết hợp giữa huyết tương, máu và da chết.

Mủ do nhiễm trùng thường có mùi tanh và thường bị ở những khu vực dễ trầy xước, và vùng bị nhiễm trùng thường sẽ chuyển màu tím, bạn sẽ không muốn lấy khuyên ra vì nó có thể bị kẹt bên trong lỗ xỏ khi đã lành. Vì vậy khi bị nhiễm trùng hãy tìm đến những chuyên viên da liễu để họ hút chất dịch và ngăn ngừa việc nhiễm trùng  quay trở lại. 

Bạn cũng có thể nhìn thấy hiện tượng sinh học đơn giản, đó là da mọc quanh khuyên xỏ. Những triệu chứng này thường biến mất theo thời gian. Ngoài ra, một số triệu chứng như ngứa, nhức hoặc nổi mẩn đỏ đòi hỏi bạn phải gỡ bỏ khuyên. Đó thường là kết quả của việc dị ứng hoặc khuyên kém chất lượng.  Nếu cơn đau khiến bạn trở nên khó chịu hãy tìm đến sự giúp đỡ chuyên gia ngay nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *